Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Đo vẽ mặt cắt địa hình công trình thủy lợi bằng phương pháp toàn đạc

1. Mặt cắt địa hình
Đo vẽ mặt cắt địa hình là công tác trắc địa rất quan trọng, đặc biệt trong công trình thủy lợi. Trong đó mặt cắt dọc được đo theo tuyến tim công trình như tuyến đập chính, phụ, tuyến tràn, tuyến cống, kênh và các công trình trên kênh. Tính theo dòng nước chảy, cắt dọc đập vẽ từ bờ tả sang bờ hữu; cống, tràn vẽ từ thượng lưu xuống hạ lưu, tuyến kênh tưới vẽ từ đầu mối xuống cuối kênh, kênh tiêu vẽ từ đầu nguồn tiêu về đầu mối.



mat cat ngang




Mặt cắt ngang vẽ theo phương vuông góc với phương cắt dọc. 
Chiều vẽ: từ trái sang phải theo chiều tiến của cắt dọc.
Tùy theo yêu cầu và tính chất của địa hình, địa vật trong khu dự án mà người t sử dụng  các phương pháp khác nhau như:
1. Phương pháp toàn đạc (toàn đạc qua máy quang cơ, toàn đạc qua máy điện tử);
2. Phương pháp ảnh số qua mô hình 3D.
Bài viết này xin được chia sẻ về phương pháp đo tàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử.



2. Phương pháp đo vẽ mặt cắt địa hình công trình thủy lợi bằng phương pháp toàn đạc.

Đối với phương pháp toàn đạc người ta sử dụng máy toàn đạc điện tử để công việc đo đạc được diễn ra thuận lợi hơn khi đo vẽ bình đồ, mặt cắt ở những khu vực rộng lớn, công trình trình thủy lợi có độ dốc.

- Thực hiện lưới không chế đo vẽ:
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng qua các tuyến đường chuyền kinh vĩ hoặc toàn đạc xuất phát và khép kín từ các điểm khống chế cơ sở.

- Quy định kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc điện tử
Đường chuyền toàn đạc điện tử phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật quy định ở bảng sau:

Tỷ lệ đo vẽ
Chiều dài đường chuyền (m)
Chiều dài cạnh của đường chuyền (m)
Số cạnh tối đa trong một đường chuyền
1/200
200
50÷100
3
1/500
300
50÷150
4
1/1000
500
50÷200
6
1/2000
800
100÷300
8
1/5000
1500
100÷500
10
1/10000
3000
100÷500
15

- Cạnh đo trực tiếp qua bộ phận hồng ngoại theo gương phản chiếu, tự động ghi trị đo cạnh theo 3 dạng: nghiêng, bằng và chênh cao với sai số đo một lần Ds/s≤1/1000
- Góc của đường chuyền đo trực tiếp qua bàn độ điện tử, trị số góc được hiển thị qua màn ảnh với độ chính xác từ 1’’÷3’’ tùy thuộc các loại máy.
- Đo chênh cao giữa 2 điểm tự động đọc trực triếp trên màn hình (DH) với sai số ≤ 0,1mm.
- Xử lý trị đo: Tất cả các trị số góc nằm, đứng, chênh cao đều được ghi tự động vào máy vi tính nhỏ có lắp trong máy, qua hệ thống IC, tính chuyển thành tọa độ không gian Dx, Dy, Dz tạo thành mô hình số bề mặt địa hình trong máy.
1. Sai số khép góc lớn nhất trong đường chuyền
f ≤ 30’’ √N
Trong đó:
N- số đỉnh đường chuyền
2. Sai số khép lớn nhất về độ dài trong tuyến đường chuyền
fs = (m) L1000N
Trong đó :
L- Chiều dài đường chuyền


mặt cắt dọc


-  Đo vẽ mặt cắt dọc
Để thực hiện bước này, ta cần trải qua bước  kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy
sau đó định hướng tuyến đo vẽ cắt dọc theo 2 phương pháp:

- Phương pháp tiến dần được áp dụng trong trường hợp có chướng ngại vật hoặc có cây cối phủ.
- Phương pháp lùi dần được áp dụng khi tuyến đo quang đãng, thông suốt.
Nội dung đo cắt dọc gồm:
- Đo chiều dài và cao độ qua 3 dây chỉ và các hằng số K= 100, K= 200. Khi chuyển trạm máy, phải đo độ dài và cao độ theo chiều ngược lại để kiểm tra. Nếu sai số chênh chiều dài: Ds/s ≤ 1/300 và sai số cao độ Dh ≤ 1/4h thì tiến hành đo tiếp tục.
- Mật độ điểm mia trên trắc dọc trung bình từ 1÷1,5cm theo tỷ lệ vẽ cắt dọc. Trong trường hợp địa hình dốc đứng hoặc thay đổi độ dốc đột ngột, ta cần phải đo dày hơn sao cho các điểm được đo trùng với các điểm đặc trưng địa hình như điểm gãy, lõm, lồi… và chênh cao độ giữa 2 điểm mia liền kề ≤ 0,5h (h là khoảng cao đều cơ bản).
- Tỷ lệ vẽ cắt dọc phụ thuộc vào chiều dài tuyến đo, độ dốc khu vực và yêu cầu của chủ nhiệm thiết kế. Thường trong các công trình thủy lợi và xây dựng, tỷ lệ cắt dọc biến đổi từ 1/500÷1/10000.
- Đo vẽ mặt cắt ngang công trình:
1. Cắt ngang đo theo hướng vuông góc các tuyến cắt dọc.
2. Thứ tự và quá trình đo tuân theo như cắt dọc.
3. Tỷ lệ đo vẽ cắt ngang thường từ 1/100 ÷1/500.



Với bài viết này maythuybinhvn hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong công tác nghiên cứu trắc địa!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét